Trong TOP 10 Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, có nhiều doanh nhân đã thành danh như ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Tập đoàn ô tô Trường Hải; ông Lê Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; ông Lý Ngọc Minh, Chủ tịch Công ty sứ Minh Long…
Theo VCCI, các doanh nghiệp do TOP 10 lãnh đạo, quản lý đã đóng góp tổng doanh thu gần 746.000 tỷ đồng trong năm 2021, vốn chủ sở hữu trên 611.000 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước trên 136.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế trên 59.000 tỷ đồng và tạo việc làm cho hơn 132.000 người.
1. Ông Lê Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Ông Lê Mạnh Hùng, sinh năm 1973, tại Hưng Yên. Ông Hùng tốt nghiệp Đại học Bách khoa với bằng Kỹ sư Công nghệ Tổng hợp Hoá dầu và Hữu cơ. Tiếp đó, năm 2003, ông Hùng lấy bằng Thạc sỹ chuyên ngành Công nghệ hoá dầu ở Đại học Bách khoa Hà Nội. Năm 2008, ông Hùng trở thành Tiến sỹ chuyên ngành Hoá dầu và xúc tác hữu cơ.
Lê Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam |
Trong sự nghiệp của mình, ông Lê Mạnh Hùng đã có bề dày kinh nghiệm trong ngành dầu khí. Cụ thể, năm 2000, ông làm kỹ sư công nghệ tại Công ty liên doanh Nhà máy lọc dầu Việt Nga. Tới giai đoạn 2001-2005, ông Hùng là kỹ sư công nghệ, khối kỹ thuật, thuộc Tổng công ty Dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí (DMC).
Từ năm 2019 đến nay, ông giữ chức thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc PVN. Phát biểu mới đây trong Hội nghị thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XV của PVN, ông Lê Mạnh Hùng cam kết, nếu được bầu là Đại biểu Quốc hội khoá tới, với những kiến thức kinh nghiệm của mình sẽ cố gắng nghiên cứu, tham gia ý kiến trong hoạt động Quốc hội để có được cơ chế chính sách, pháp luật thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp nói chung, trong đó có PVN.
2. Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải
Tỷ phú Trần Bá Dương sinh năm 1960 tại Huế nhưng lớn lên ở Đà Lạt trong một gia đình gồm 7 anh chị em. Ông là người sáng lập và cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải (THACO) vào năm 1997. Ngoài ra ông còn được biết đến tới tư cách Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh.
Ông Dương được Forbes công nhận sở hữu khối tài sản 1,76 tỷ USD (6.3.2018). Theo hồ sơ của Forbes, đến năm 2016, Thaco trở thành công ty ô tô lớn nhất của Việt Nam với thị phần ô tô chiếm 32%.
Trần Bá Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải |
Đến năm 2021, ông Dương là một trong 6 tỷ phú Đô la của Việt Nam (tính đến tháng 7/2021) với khối tài sản lên tới 1,6 tỷ USD
Năm 1982, ông Dương tốt nghiệp ngành kỹ sư cơ khí tại ĐH Bách Khoa Hồ Chí Minh. Ông kết hôn với bà Viên Diệu Hoa và có 3 người con gồm: Trần Viên Ngọc Trân, Trần Viên Ngọc Oanh, Trần Bá Trường Hải.
Năm 2021, Việt Nam đã góp mặt 6 tỷ phú USD trong danh sách những tỷ phú giàu nhất hành tinh được Tạp chí Forbes vừa công bố, đánh dấu năm có số lượng tỷ phú đô la nhiều nhất. Trong đó, ông Trần Bá Dương cũng có tên trong danh sách này.
3. Thiếu tướng Nguyễn Quốc Dũng, Tư lệnh Binh đoàn 11, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Tổng Công ty Thành An, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty 789
Với hơn 26 năm làm việc trong Ngành Ngoại giao, ông đã trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau liên quan đến các lĩnh vực hội nhập quốc tế, ngoại giao song phương và đa phương, nghiên cứu kinh tế quốc tế, chính sách đối ngoại và công tác xây dựng Ngành.
Thiếu tướng Nguyễn Quốc Dũng. |
Ông bắt đầu sự nghiệp ngoại giao từ tháng 3/1990 khi được phân công công tác tại Vụ Châu Âu 2 (nay là Vụ Châu Âu), Bộ Ngoại giao, và được cử đi công tác nhiệm kỳ tại Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức với cương vị Tùy viên rồi Bí thư thứ Ba (từ tháng 4/1996 – 5/1999).
Sau khi trở lại công tác tại Bộ Ngoại giao, ông được bổ nhiệm làm Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ (tháng 10/2002).
Từ tháng 8/2003 – 3/2005, ông giữ chức Phó Vụ trưởng – Phó Chánh Văn phòng Bộ, Thư ký Bộ trưởng Ngoại giao.
Trong giai đoạn từ tháng 3/2005 – 8/2007, ông lần lượt giữ chức Quyền Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Quyền Vụ trưởng rồi Vụ trưởng Ban Thư ký APEC Quốc gia 2006 và Vụ trưởng Nhóm Tư vấn Lãnh đạo Bộ.
Từ 2007 – 2011 ông là Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Hungary, kiêm nhiệm Croatia, Bosnia và Herzegovina và Albania.
Tháng 1/2022, ông được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Hoa Kỳ
4. Ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tập đoàn GELEXIMCO
Với tư duy kinh tế nhạy bén từ nhỏ, cùng một cái nhìn và lòng quyết tâm xây dựng sự nghiệp, sau gần chục năm đầu quân cho Tổng công ty Vật tư nông nghiệp. Năm 1992, ông Vũ Văn Tiền đã xin ra ngoài để thành lập công ty tư nhân của riêng mình.
Đầu năm 1993, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Geleximco đã được thành lập và là một trong những doanh nghiệp tư nhân đầu tiên được phép xuất nhập khẩu trực tiếp.
Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tập đoàn GELEXIMCO |
Đầu năm 2007, công ty đã chuyển đổi thành công ty cổ phần. Và cho tới hiện tại, Geleximco đang là một tập đoàn cực kỳ lớn mạnh và hoạt động đa ngành trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên có 4 lĩnh vực kinh doanh được coi là chính thức: sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ, hạ tầng và bất động sản, tài chính ngân hàng với việc góp vốn đầu tư và ngân hàng An Bình.
Từ đây, tập đoàn đang có vốn điều lệ là 61 tỷ đồng và doanh thu hằng năm đạt tới hàng ngàn tỷ đồng, tăng trưởng đạt hơn 10 % trên một năm. Vượt qua nhiều thử thách, ông đưa tập đoàn trở thành tập đoàn mạnh nhất ở Việt Nam thời bây giờ với những dự án hàng chục tỷ đồng.
Tập đoàn hiện nay gồm có nguồn nhân lực là 27 công ty thành viên cùng với công ty liên kết, từ đó tạo nên hàng ngàn người lao động, giúp người lao động có công ăn việc làm.
5. Bà Thái Hương, Chủ tịch Hội đồng chiến lược Công ty Cổ phần Thực phẩm sữa TH
Tập đoàn TH – đơn vị do bà Thái Hương sáng lập và dẫn dắt, có chiến lược phát triển bền vững với 6 trụ cột: Dinh dưỡng – Sức khỏe, Môi trường, Con người, Giáo dục, Cộng đồng, Phúc lợi Động vật.
Thái Hương, Chủ tịch Hội đồng chiến lược Công ty Cổ phần Thực phẩm sữa TH |
Tại Việt Nam, bà xây dựng thương hiệu TH: “True Happiness – hạnh phúc đích thực” dựa trên giá trị cốt lõi “Vì sức khỏe cộng đồng”, tiên phong xây dựng nền nông nghiệp sạch, hữu cơ; tìm thấy chiếc chìa khóa vàng trong nông nghiệp bằng cuộc cách mạng ứng dụng công nghệ cao, khởi dựng Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa năm 2008, xác lập kỷ lục Cụm Trang trại bò sữa ứng dụng công nghệ cao khép kín lớn nhất Thế giới (chứng nhận bởi World Records Union năm 2020) với quy mô đàn bò sữa tiệm cận 70.000 con.
Với tôn chỉ “Trân quý Mẹ Thiên nhiên, người sẽ cho mình tất thảy”, những dự án của tập đoàn TH do bà dẫn dắt và tư vấn chiến lược tập trung theo hướng ứng dụng công nghệ cao, khoa học công nghệ và khoa học quản trị đan xen vào nhau tạo ra những sản phẩm hàng hóa với sản lượng và chất lượng vượt trội, theo hướng phát triển bền vững và vì sức khỏe cộng đồng.
Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp, Tập đoàn TH hướng đến một nền nông nghiệp sạch, hữu cơ và một nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn mà thế giới đang hướng tới.
6. Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn BRG-BRG GROUP
Nguyễn Thị Nga là cổ đông của Techcombank từ năm 2000, và được bầu vào Hội đồng Quản trị Techcombank năm 2002, giữ chức vụ Phó chủ tịch, rồi Phó chủ tịch thứ nhất ngân hàng này. năm 2004, bà Nga nắm chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị Techcombank, thay ông Lê Kiên Thành.
Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn BRG-BRG GROUP |
Tháng 4/2015, Công ty cổ phần Phát triển TN thuộc Tập đoàn BRG đã thực hiện dự án khách sạn 5 sao với tổng số vốn đầu tư 2.200 tỷ đồng.
Năm 2016 bà đã mua lại Khách sạn Sedona Suites Hanoi (nay là Diamond Westlake Suit) từ Tập đoàn Keppel Land của Singapore với giá 31,5 triệu USD.
Năm 2017, tập đoàn BRG cùng Tập đoàn Marriott International công bố hợp tác dự án khách sạn Sheraton Đà Nẵng, một dự án trọng điểm phục vụ Hội nghị APEC 2017.
Ngoài ra bà còn làm chủ rất nhiều những dự án bất động sản lớn trên khắp cả nước. Ngoài ra, dự án quy hoạch đô thị thông minh dọc trục Nhật Tân – Nội Bài, chiều dài khoảng hơn 11 km dự kiến hoàn thành vào năm 2028. Dự án này có tổng mức đầu hơn 4 tỷ USD, do liên doanh Tập đoàn BRG và Tập đoàn Sumitomo thực hiện.
7. Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái Holdings
Ông Phạm Đình Đoàn sinh năm 1964, hiện tại ông giữ chức Chủ tịch HĐQT Phú Thái Holdings, đồng thời cũng là đại biểu HĐND TP. Hà Nội nhiệm kỳ 2016 – 2021 và 2021 – 2026.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã trọng thể tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10/2022. Ông Phạm Đình Đoàn – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Phú Thái Holdings vinh dự nằm trong Top 10 doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2022.
Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái Holdings |
Khi dịch bệnh COVID-19 diễn ra, ông Phạm Đình Đoàn cùng CLB Doanh nhân Sao Đỏ và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã đồng hành với Chính phủ, nhân dân chung tay phòng chống và đẩy lùi dịch bệnh với nhiều hoạt động thiết thực như: Ủng hộ kinh phí mua kít xét nghiệm nhanh COVID-19, ủng hộ trang thiết bị y tế, máy thở cho Hà Nội và TP.HCM, Bình Dương, gây quỹ trao tặng thiết bị vật tư y tế như máy thở, máy xét nghiệm, kit xét nghiệm nhanh COVID-19, triển khai chương trình ATM gạo, ATM Oxy, ATM lao động, ATM túi thuốc; triển khai chương trình ủng hộ 100.000 suất ăn miễn phí cho đồng bào nghèo tại TP. Hồ Chí Minh, siêu thị mini 0 đồng tại Hà Nội, những chuyến xe tình nghĩa,…
Ngoài ra, ông Phạm Đình Đoàn cũng được bầu cử lựa chọn là đại biểu HĐND TP. Hà Nội trong hai nhiệm kỳ liên tiếp là 2016-2021 và 2021-2026.
8. Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời
Tập đoàn Lộc Trời gắn liền với tên tuổi của doanh nhân Huỳnh Văn Thòn (SN 1958), Chủ tịch HĐQT kể từ năm 2004 đến nay. Trước đó, ông Thòn từng kiêm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc Tập đoàn Lộc Trời trong thời gian dài từ 2004-2020.
Trước đó nữa, ông Huỳnh Văn Thòn từng có thời gian công tác tại Sở Nông nghiệp tỉnh An Giang (nay là Sở NN&PTNT), Phó Giám đốc rồi Giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh An Giang.
Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời |
Tập đoàn Lộc Trời có vốn điều lệ 805 tỷ đồng, trong đó hai cổ đông lớn nhất là Marina Viet Pte. Ltd và UBND tỉnh An Giang với tỷ lệ sở hữu lần lượt 25,21% và 24,15%.
Trong khi đó, ông Thòn đang trực tiếp sở hữu 2,54 triệu cổ phiếu LTG, tương đương 3,16% vốn điều lệ, đồng thời là cổ đông cá nhân lớn nhất tại doanh nghiệp. Với mức giá hiện tại, giá trị cổ phiếu LTG ông Thòn nắm giữ là 84,169 tỷ đồng.
Ngay trong năm 2021, LTG đã chuyển nhượng vốn tại 5 công ty con là Công ty TNHH MTV Lương thực Tân Hồng (vốn điều lệ 60 tỷ đồng), Công ty TNHH MTV Lương thực Vĩnh Hưng (vốn điều lệ 60 tỷ đồng), Công ty TNHH MTV Lương thực Vĩnh Bình (vốn điều lệ 120 tỷ đồng), Công ty TNHH MTV Lương thực Thoại Sơn (vốn điều lệ 60 tỷ đồng).
LTG hiện còn 21 công ty con và 1 công ty liên kết, hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất và bán buôn gạo, kinh doanh thuốc trừ sâu, nông sản, kho bãi…
9. Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Điều hành Công ty Cổ phần Tập đoàn công nghệ CMC
Ông Nguyễn Trung Chính sinh ngày 03-11-1963 tại tỉnh Nam Định. Ông là kỹ sư chuyên ngành Điện tử viễn thông, từng tốt nghiệp tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Ông hiện đang là Chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch Điều hành CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC (Hose: CMG) – tập đoàn công nghệ lớn thứ hai tại Việt Nam.
Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Điều hành Công ty Cổ phần Tập đoàn công nghệ CMC |
Ngoài ra, ông còn là Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Đầu tư Mỹ Linh – đơn vị nắm giữ 4,13% cổ phần của CMG trị giá gần 250 tỷ đồng. Bản thân ông Chính chỉ sở hữu gần 0.76% cổ phần của tập đoàn, giá trị khoảng hơn 45 tỷ đồng. Vợ ông là bà Lê Minh Thủy và có một người con là Nguyễn Mỹ Linh. Không như những vị chủ tịch khác, các thành viên trong gia đình của ông Chính đều không nắm giữ bất kỳ cổ phiếu nào của công ty.
Đầu năm 2022, Tập đoàn Công nghệ CMC đã đầu tư vào lĩnh vực hoàn toàn mới là giao dục, thông qua việc đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng để trở thành nhà đầu tư chiến lược của trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu.
Ngoài ra, vị chủ tịch này còn tiết lộ rằng đầu tư vào đại học chỉ là bước đầu, sau đó sẽ đầu tư các cấp, các ngành, từ mẫu giáo cho đến đại học và sau đại học. Và cho rằng làm từ thiện như là “cho cá chứ không cho cần câu”, vì thế cách đóng góp tốt nhất cho xã hội là đầu tư vào giáo dục, để tạo ra nhân tài cho đất nước.
10. Ông Lý Ngọc Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Minh Long 1
Kế thừa truyền thống làm gốm 4 đời của dòng họ Lý (thời ông nội của nhà sáng lập Lý Ngọc Minh) có bề dày hơn 100 năm, Minh Long bắt đầu từ sản xuất gốm mỹ nghệ xuất khẩu ra nước ngoài, sau năm 1995, DN chuyển hướng sang sản xuất sứ gia dụng cao cấp.
Lý Ngọc Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Minh Long 1 |
Lọt Top 10 Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, Chủ tịch Gốm sứ Minh Long đã giành được điểm số rất cao trong tất cả các tiêu chí của Ban Tổ chức: doanh nhân vừa giỏi kinh doanh, vừa có đạo đức, văn hoá kinh doanh mẫu mực, có tinh thần dân tộc, phát triển bền vững.
Và tại lễ vinh danh ngày 12/10, doanh nhân Lý Ngọc Minh đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch VCCI Phạm Tấn công trao bằng chứng nhận và cúp biểu trưng vinh danh.
Chia sẻ về giải thưởng cao quý và ý nghĩa này, ông Lý Ngọc Minh cho biết: Giải thưởng Top 10 Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2022 chính là sự ghi nhận của Chính phủ về những đóng góp và thành tựu của cá nhân “ông vua” gốm sứ Lý Ngọc Minh cũng như Công ty Minh Long cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong nửa thế kỷ năm qua.
Theo Tri thức cuộc sống